BẠN MUỐN ĐI TU Ư ? – Hãy Giành Thời Gian Để Đọc và Cảm Nghiệm.

BẠN TRẺ ƠI! BẠN MUỐN ĐI TU Ư? - Hãy Giành Thời Gian Để Đọc và Cảm Nghiệm.

   

       Trước hết, cho phép tôi được hân hạnh làm quen với bạn. Dù bạn là nam hay nữ thì tôi vẫn bày tỏ thiện cảm thán phục đối với bạn. Bỡi lẽ tôi đánh giá bạn là một con người cao thượng khi bạn chịu khó tìm hiễu vấn đề cao cả mà tôi sắp bàn tới.

– Bạn đã tỏ ra biết hướng đến một cái gì xa hơn cuộc sốg cá nhân, dù chưa ý thức rõ, tôi vẫn tin rằng bạn là co bé thùy mỵ xinh đẹp hoặc là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Bạn xinh xắn lắm vì bạn đang ở lứa tuổi tuyệt vời thắm xinh.

– Bạn tuấn tú vì không còn là nhóc con nhịch ngợm như trước mà là một thiếu niên đang phát triển về thể xác cũng như tinh thần. Bạn giống như cây non đang đâm chồi nảy lộc mơn mởn giữa mùa xuân.

– Ơn Chúa đang chiếu soi bạn như ánh sang ban mai và bạn đang vươn lên tới Chúa như cành cây tốt hướng về phía mặt trời.

– Đặt vấn đề đi tu là bạn đã biết nghĩ đến cách sử dụng sinh lực tươi trẻ để xây đắp tương lai của mình. Lý tưởng cao sang sẽ thắm tô khuôn mặt rạng ngời cho phù hợp với cuộc đời dâng hiến.

– Ngây ngất trước vẽ đẹp của bạn, tôi thấy cần bảo vệ vẽ đẹp ấy. Viết dòng chữ này, tôi chỉ muốn bạn ngày càng ý thức sức sống mãnh liệt tuổi trẻ luôn vươn cao, biết vun trồng và chăm sóc cho nó trổ hoa kế trái để dâng về Thiên Chúa giữa muôn ngàn loại hoa thắm xinh trong vươn hoa Giáo Hội.

– Nếu bạn cảm thấy có tiếng nói trong đáy long mình “ Tôi muốn đi tu”, thì nên biết Thiên Chúa đã đối xử với bạn cách đặc biệt rồi đó. Ngài rất quý yêu bạn tới mức đã để cập đến vấn đề hệ trọng ngay lúc bạn còn đang tuổi thanh xuân. Ban không nên coi thường cái ước vọng khiêm tốn đang từ từ thôi thúc bạn hướng về dâng mình cho Chúa.

– Trước hết, bạn hãy thành thật với lòng mình. Nếu thấy ơn Chúa đang thúc đẩy bạn hướng về đời sống này thì bạn nên can đảm nới với bản than rằng Thiên Chúa muốn tôi đi tu. Bạn hãy thầm nhủ “ Chúa muốn mình sống đời tận hiến”. Bạn có thể thưa “ Chúa ơi!, con muốn đi tu, có phải Chúa đang gọi con không?”. Kế đó, bạn hãy tìm hiễu xem đi tu là thế nào?. Rồi bạn sẽ tìm cách để bước đi trên con đường ấy.

– Giờ đây, với tình bằng hữu, tôi xin bày tỏ lòng yêu mến thán phục đối với bạn bằng cách đặt ra lối sống cho chính mình khi khát vọng vào đời tu.

– Về vấn đề này, tôi xin kể cho bạn nghe khởi đầu ơn gọi đi tu của tôi: “ Khi còn bé, mẹ tôi hay kể về những vị thánh tu rừng, Thánh A-la-lê-xu, Lê Bảo Tịnh, thánh Rocco và các vị thánh khác. Tôi cứ đinh ninh rằng đi tu là phải vào rừng xanh, nơi chỉ có Chúa với mình. Thế là tôi trốn nhà ra đi, hướng về phía rừng núi. Thật là ngộ nghĩnh. Tôi không biết sao mà cứ có người dẫn đường cho tôi theo. Và sau bao người dẫn dắt quanh quéo, tôi đã vào Cô Nhi Viện Thái Hà Ấp do các cha Salêdiêng Don Bosco điều hành. Nhờ các ngài mà tôi tu được tới hôm nay, đang viết bài cho bạn”.

– Tiện đây, tôi ghi lại câu chuyện việc theo ơn gọi của một linh mục Salegieng khác. Người ta gọi ngài là Cha Nam Hồ hiện đang sống ở bên Đức. Ngài kể: “Khi ở lớp hai tiểu học, có người hỏi tôi: “Cháu muốn đi tu không?”. Tôi nín thing, nhưng trong đầu tôi lóe lên một ý tưởng: “Làm sao mình có đạo mà đi tu được”.

– Phải nói cho các bạn rõ hơn là hồi đó, mỗi ngày khi tan học, tôi băng qua ngôi chùa rất to cạnh trường, ra sông sau, băng qua lối tắc về nhà. Lúc đó đối với tôi “đi tu” là tụng kinh như các tăng ni phật tử ở chùa”. Thật sai lầm phải không các bạn?.

– Óc non nớt của tôi mãi suy đi nghĩ lại, sao người ta sai lầm, đem đời “tu” ra để hỏi tôi là kẻ có đạo?. Nhờ ơn Chúa giúp, dần dần tôi hiễu được ý nghĩa đích thực của việc đi tu. Tôi muốn đi tu, đã chọn con đường này và khắc khoải trui luyện mình trên nẻo đường dễ thương ấy”.

– Có nhiều quan niệm sai lầm tại hại cho ơn gọi mà ta không thể làm ngơ được. Còn tai hại hơn nữa về cách đáp ứng sai lầm của kẻ được gọi.

– Có cậu con trai nhà giàu, sang trọng và quý phái. Khi nghe một người nào đó hỏi: “Con muốn đi tu không?”, cậu ta nguây nguẩy đáp: “Con đẹp trai thế này, học giỏi nữa mà sao phải đi tu?”. Cậu đã bị ấn tượng xấu về đời tu. Người ta đã bơm vào đầu óc cậu rằng chỉ có những kẻ xấu số, ngu dốt và nghèo khổ, không đủ sức ganh đua với đời mới đi tu. Dù ở trường có học giỏi đến đâu thì về đời tu, cậu ây vẫn thuộc loại dốt đặc cán mai.

– Khi muốn đi tu, bạn phải có một bản lĩnh phi thường để được người đời kính trọng và nương nhờ nữa. vả lại, nền văn minh hiện đại là do những nhà tu đóng góp công sức phát minh khoa học trổi vượt của mình.

– Khi bạn đọc những dòng chữ này, tôi chắc rằng trong đầu bạn đã có ý tưởng: “Tôi muốn đi tu”. Giả như chưa có ý tưởng ấy thì hãy coi đây là phương tiện Chúa dung để ngõ lời với bạn: “ Con muốn đi tu không”.

– Hai chữ “đi tu” nghe nôm na bình dân quá. Người ta có thể thay thế bằng nhiều từ ngữ khác, văn minh hơn, thần học hơn. Nhưng quan trọng hơn cả không phải là ở từ ngữ, mà ở chỗ nó mang ý nghĩa gì?.

– Qua năm tháng cộng với sự kiên nhẫn và trì thông minh, bạn sẽ tìm được thôi nhưng trước khi bạn tìm ra ý nghĩa thần học chính xác của hai chữ “đi tu”. Tôi xin bạn hãy loại trừ một số quan niệm sai lầm về đi tu. Có thể người nào đó khuyên bạn “Cháu nên đi tu vì ở đời khổ lắm, Cháu ạ”. Cũng có thể khi Cha mẹ nhắn nhủ con cái: “con cố gắng đi tu để làm rạng rỡ gia đình mình nhé!”. Tu là trở nên người lãnh đạo có quyền hành .vv…còn nhiều ý nghĩ khác làm sai lạc ý nghĩa đường tu.

Nói chung chung, tu có nghĩa là: “Trở nên thánh thiện bằng cách;

– Thuộc về Chúa

– Dâng hiến mọi sự cho Chúa.

– Để phục vụ nước Chúa.

************************************************** **************************************************

– Rồi bạn thêm vào đó một trạng từ với hai chữ thật lớn: “ HOÀN TOÀN” ( trở nên thánh thiện bằng cách hoàn toàn thuộc về Chúa, dâng hiến tất cả mọi sự cho Chúa để hoàn toàn phục vụ nước Chúa.)

– Vì thế còn gọi: Đời tu là đời tận hiến, tận hiến cho Chúa.

– Bạn đừng quá lo lắng, Dần dần Chúa sẽ soi sáng cho bạn biết đúng đắn đời tu là gì. Đó là việc của Chúa. Ngài biết rõ cách cắt nghĩa cho bạn. Phần bạn, quan trong hơn là bạn hãy làm gì để theo duổi tiếng Chúa gọi cho đến khi thành công đây?

– Chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống tương lai, tức là người đó còn sống sung mãn trong giai đoạn hiện tại, chuẩn bị phấn đấu kỹ càng cho chiến dịch tương lai. Tất nhiên người đó phải là một chiến sĩ đáng khen của hiện tại. Thảo dợt để tham gia giải bong đá vô địch toàn quốc vào giữa năm sẽ làm cho cầu thủ trở nên điêu luyện ngay từ đầu năm rồi. Cố gắng phải thi đậu vào cuối năm buộc học sinh phải chăm giỏi suốt niên học. Cố vươn lên đời sống tu trì, cuộc đời bạn ngay lúc này đã là một cuộc sống tu rồi. Tất cả đều phải cố.

– Ở lứa tuổi này mà nếu bạn chết lúc đang vươn lên đời tu thì bạn đẹp lòng Chúa và người ta sẽ tôn bạn lên làm thánh hiển tu. Bạn có biết thánh trẻ Daminh Savio không?. Ngài chết lúc 15 tuổi. Đời tu lúc ấy mới chỉ là ước mơ. Cậu chỉ nghĩ đến ý tưởng ấy chứ chưa thực chất là tu sĩ. Thế mà những hội viên Salegieng chính là người từ nhỏ đã là hội viên tiên khởi của Hội Lành Đức Mẹ Vô Nhiễm. Do công trình cậu để lại, ai cũng công nhận rằng nếu Savio còn sống, thế nào cậu cũng thành tu sĩ Salegieng. Cậu xứng đáng được phong thánh lắm bạn nhỉ?. Quả vậy, Giáo Hội đã thực sự phong hiển thánh cho cậu.

– Bạn theo đời tu ư? Đừng nghỉ chỉ học thêm giáo lý là đủ. Bạn cũng đừng nghĩ là mình phải học thêm “cua” này “ cua” nọ hay qua một giảng trình phức tạp về môn “tu trì” nào đó giống như môn toán, môn văn. Cũng không phải là tìm tới nhà dòng để cùng tu sĩ đọc kinh, ca hát, đấu bóng hoặc giảng dạy giáo lý…Tu không phải là chiếm đoạt một kiến thức hay chuyên môn, với mục đích làm cho mình trổi vượt kẻ khác.

– Bạn ơi, có thể trong đời tu, người ta được trổi vượt về mặt này mặt khác nhờ vào hồng ân đặc biệt Chúa ban. Tuy nhiên, phải khằng định rõ rang đời tu là chọn dứt khoát cho mình một đời sống. nghĩa là khi đã chọn đời tu rồi, bạn vẫn là bạn, trường học vẫn là trường cũ. Nơi thường trú của bạn vẫn là nơi ở xưa. Bữa ăn vẫn là bữa ăn thông thường. nhưng lối sống của bạn phải khác, cách sống phải biến đổi, về ý lực, về hướng đích, về thói quen và phong cách…

– Bạn than mến, sống thì ai nấy sống cuộc đời mình, không ai thay thế cho ai. Bạn có trao đổi mấy đi nữa thì chỉ có thể bạn là họa sĩ chứ không thể biến ông nội của mình thành họa sĩ được.

– Thằng bạn rất thân đang khóc thương bà ngoại qua đời, bạn chỉ có thể thông cảm và an ủi chứ không thể thay nó khóc thương bà của nó. Ở đời này, không ai sống thay cho người khác được. Ai có phận riêng của người đó.

– Bạn nên nhớ mình là tác giả đời tu, là kiến trúc sư của công trình tu trì. Không ai đứng vào chỗ đó để làm việc này. Bạn đọc truyện Chân Phước Laura chưa?. Chỉ Laura mới hy sinh đời mình cho người Mẹ hoán cải chứ không ai khác. Thiên Chúa đã an bài cho mỗi người có một thân phận và bổn phận riêng. Nếu bạn được gọi vào đời tu thì chỉ có bạn mới tu được chứ không ai có thể thay thế. Chính Thiên Chúa đã sang kiến về đời tu của những kẻ Ngài muốn. Ngài hoạch định chương trình, chọn kiểu cách, rồi Ngài kêu gọi, chọn lựa, rèn luyện và dẫn dắt.

– Để bạn hiễu rõ hơn về điều này, tôi xin dẫn chứng qua hạnh tích của Don Bosco. Ngài dâng thánh lễ cuối đời rất lâu. Trong thánh lễ ấy, Ngài khóc rất nhiều. Ngài khóc vì nhìn lại cuộc đời mình được Thiên Chúa quan phòng dẫn dắt và xây dựng theo sáng kiến của chính Thiên Chúa, vượt lên trên mọi ước muốn của loài người. Sau thánh lễ, Don Bosco thổ lộ: “ Nếu Cha biết trước những công việc mà Cha làm là những việc sẽ phải làm, thì Cha đã không có can đảm dấn thân làm những việc ấy. Vì nó quá sức nặng nề đối với Cha”.

– Lúc còn nhỏ, Gioan Bosco đã ý thức chính Thiên Chúa chọn chứ không phải bản thân mình là tác giả của sự lựa chọn. Nhờ đó mà tránh được những vấn váp.

– Là một đứa trẻ mồ côi cha, nghèo đói thất học, bị người anh cả can ngăn không cho tu học. Gioan Bosco vẫn cố gắng vươn lên lý tưởng đời tận hiến theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa.

– Gioan Bosco đã phấn đấu để tự tu luyện, học hành chuẩn bị cho một đời tận hiến thực sự trong một nhà dòng nào đó. Đến độ ai cũng khen thay cho cậu là một học sinh có nghị lực và tài năng. Vào năm lớp 9, cậu chọn dòng Phanxicô để gia nhập. Các Cha dòng Phanxicô cũng rất vui mừng nhận chàng trai vừa thông minh và đức hạnh này. Các ngài bảo đảm giải quyết mọi khó khăn về tài chánh. Đó là cơ hội ngàn vàng đến với cậu.

– Thế mà sau khi cầu nguyện và bàn hỏi, cậu đã can đảm tiếp tục cuộc sống thường nhật cho đến khi Chúa tỏ dấu cho biết chọn con đường khác. Chình Thiên Chúa mới là tác giả cuộc đời tận hiến của cậu. và sau này, Gioan Bosco đã trở thành vị thánh vĩ đại trên con đường Thiên Chúa vạch ra.

– Để đảm bảo ơn gọi do Thiên Chúa thương ban, bạn cần có sự công nhận của Giáo Hội.

  1. a) Sự phê chuẩn của những người được Giáo Hội ủy thác trọng trách. Có thể là những dòng tu, tổ chức chặt chẽ do luật định. Có thể là những chủng viện nếu là ứng sinh vào giáo phận.
  2. b) Bạn phải trải qua những giai đoạn thử nghiệm nhẹ nhàng hay khe khắt tùy theo quy định của mỗi tổ chức.

Thông thường những giai đoạn bạn đi qua là:

  1. Thời kỳ dấn thân. Thường bạn đăng ký gia nhập khi bắt đầu cấp hai hay cấp ba.
  2. Thời kỳ tu sinh, đó là thời gian bạn đang học đại học theo bất cứ ngành nào.trong trường hợp này nên hỏi rõ những người hướng dẫn.
  3. Thời thỉnh sinh bắt đầu sau khi tốt nghiệp đại học, 6 tháng hay một năm tùy theo cách sắp xếp của mỗi quy định của chủng viện hay đệ tử viên.
  4. Tiếp theo thời thỉnh sinh là tập viện. Trong tập viện, bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẽ hơn về đời tu, về luật lệ lien quan đến hang giáo sĩ và tu sĩ và bạn khởi đầu chính thức làm tu sĩ với ba lời khuyên Phúc Âm. ( Nếu là tu triều thì bạn không trải qua hai giai đoạn thỉnh sinh và tập sinh).
  5. Thời gian 3 năm học triết sẽ giúp bạn biết cách lý luận vững chắc để suy nghĩ và chiêm niệm về Thiên Chúa và những công việc Ngài làm.
  6. Thông thường, các tu sĩ hay giáo sĩ có thời gian thử thách để khẳng định lập trường rõ ràng và vững vàng về đời tu ( từ 1 đến 2 năm tuy theo quy định của chủng viện hay triết viện).
  7. Tiếp sau là thời gian thần học. Đây là thời gian tiếp cận với Thiên Chúa và sống tích cực đời mục vụ.
  8. Đỉnh cao của một giáo sĩ là linh mục, không phải là lên núi để trốn tránh hoặc ngồi chơi sơi nước nhưng là để cộng tác với đức kitô cho công việc nước trời. Tiếp theo là cuộc sống kiên trì cho đến hơi thở cuối cùng.

– Sự phê chuẩn chính thức của Giáo Hội chính là lúc người tu sĩ tuyên khấn ba lời khuyên Phúc Âm theo luật Giáo Hội, hoặc là lúc Giáo Hội muốn truyền chức thánh cho kẻ muốn làm linh mục. Nếu bạn quyết tâm theo đuổi ơn gọi đi tu, đều sẽ có dịp học hỏi xem chức linh mục là gì, ba lời khấn là gì ..v..v…..

– Ngay từ lúc này, bạn đã phải gần gũi hơn Giáo Hội rồi. Bạn sẽ làm quen với các linh mục, các thầy, các nữ tu….

– Giao tiếp với các đấng bậc trong Giáo Hội để một đàng có thể tìm hiểu đời tu của các Ngài, hầu lớn lên trong cuộc sống muốn đi tu. Đàng khác Giáo Hội có thể tìm hiểu bạn để nhận ra Thiên Chúa có gọi bạn hay không và chỉ cho bạn cách đáp lại tiếng Chúa.

– Bạn thân mến, lúc này bạn đã có thể hiễu nhiều hơn từ ngữ mà tôi dung để gọi nổ lực đi tu. ( Nổ lực muốn làm linh mục hay tu sĩ nhưng chưa phải là tu sĩ của các thầy các sơ). Là nổ lực “theo đuổi ơn gọi”.

– Đúng như thế bạn ạ, đời tu trước tiên là tiếng gọi của Thiên Chúa mà bổn phận đầu tiên là phải lắng nghe, rồi chạy tới trình diện, chính mình chạy trên đôi chân của mình.

– Đi sâu vào đời tu, bạn cần có nhiều thời giờ để học hỏi, đọc sách, được hướng dẫn để mỗi ngày hiễu biết một hơn. Giờ đây tôi nhắt bạn một vài đều thực tế cần phải có, hầu vun trồng ơn gọi mà bạn đang cảm thấy, để bạn có thể “ theo đuổi ơn gọi”. Những điều tôi sắp nói với bạn đây, chỉ cần bạn đọc và suy nghĩ từ từ, nhưng sau đó bạn cần áp dụng ngay, đừng chần chừ nếu bạn cảm thấy yêu mến “ đi tu”, nếu không muốn tiếng Chúa bị tan biến trong lòng bạn. Để giúp bạn bình tĩnh đọc và dễ dàng áp dụng, tôi xin bàn với bạn từng ngày một.

– Bạn hãy nhẩn nha đọc, Trong khi đọc, bạn cảm thấy đều gì khó hiễu hoặc khó thi hành, hãy đem những thắc mắc đến hỏi với các linh mục hay tu sĩ mình quen hoặc gần bạn, chớ đừng đem những thắc mắc đó hỏi nhửng ai khác. Vì chỉ những người ở trong đời sống tu trì mới hiễu biết rành rọt về đời sống của mình, những người khác chỉ biết sơ lượt nào đó thôi, đôi khi còn hiễu sai nữa là khác.

– Bạn cũng nên bàn hỏi với các cha, các thầy hay các dì là những người đã sống và học hỏi bề sâu đời tu, bởi vì những gì bạn cảm thấy hiễu khi đọc những dòng chữ này, chưa chắc bạn đã hiễu đúng và hiểu hết. Thực tại đời tu thì bao la, mà những dòng chữ này thì giới hạn, chỉ mang tính cách giới thiệu đời tu cho bạn mà thôi. Bạn sẽ được lợi nhiều cho đời sống nếu các bạn cởi mở thảo luận với các Ngài.

– Bạn nên nhớ, khi nào chưa trả lời trên giấy hết 15 câu hỏi, bạn hãy đọc lại những tranh giấy này đấy nhé. 

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ SUY NGHĨ

  1. Trong đời, đã có ai hỏi bạn “ cháu muôn đi tu không?”.
  2. Cha mẹ bạn nói gì về đời tu?.
  3. Ý kiến của các bạn hữu về linh mục, các thầy các dì, nghĩa là về các tu sĩ?.
  4. Theo bạn, hiễu biết của những người nói trên về đời tu có đúng lắm chưa?. Tại sao?.
  5. Những ý kiến đó về đời tu thiếu sót chỗ nào?.
  6. Bạn có thấy đời tu đẹp không?. Tại sao?.
  7. Có bao giờ bạn cầu xin Chúa cho bạn đi tu không?.
  8. Bạn thử định nghĩa “ đi tu là gì”?.
  9. Có thể thay thế “ đi tu” bằng từ nào khác?.
  10. Bạn có đồng ý rằng muốn làm việc gì cho thành công thì phải chuẩn bị chu đáo không? Càng chuẩn bị chu đáo, thành quả đạt được càng hoàn hảo không?.
  11. Trong lúc này, ở hoàn cảnh bạn, tu thì phải làm gì?
  12. Nếu bạn muốn đi tu, bạn có thể trao hết ơn gọi của bạn cho một người nào đó ( người đó thánh thiện lắm) giữ dùm được không?
  13. Có thể tự mình tạo ra một đời tu, mà không cần liên hệ với một nhà dòng hay một linh mục nào đó không?
  14. Nỗ lực của bạn bây giờ được gọi là nổ lực gì?

Bạn có cảm nghĩ gì khi đọc qua những dòng chữ của ngày thứ nhất này?

    15.   Bạn có thích thú để đọc tiếp không?

                  Người Bạn Thân Thương

 

Lm.Giuse Nguyễn Tiến My​

Trả lời