Tổng Hợp tường thuật Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX tại Bắc Ninh

.

Hình ảnh trước 15 phút Khai Mạc

Nguồn: giadinhbacninh.com

KINH BẮC, NƠI HẸN HÒ TÌNH BẠN VỚI ĐỨC GIÊSU

Không còn nhiều giờ nữa tại Giáo Phận Bắc Ninh sẽ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ lần IX của Giáo Tỉnh Hà Nội, với con số hơn 20.000 bạn trẻ đăng ký đến từ 10 Giáo Phận.
Những bước gần của Đại Hội
“Thày gọi anh em là bạn” là chủ đề được chọn cho Đại hội này. Logo của Đại hội in đậm nét văn hoá quan họ của đất Kinh Bắc với hình ảnh “Vòng tròn hình chiếc nón quai thao”. Không gian quan họ Bắc Ninh đã được công nhận là Di sản Văn Hoá Phi Vật Thể vào kỳ họp lần thứ 4 tại Abu Dhabi năm 2009. Nền văn hoá đất Kinh Bắc được gắn liền với Tin Mừng bằng biểu tượng Thánh giá hình cây tre, và 10 biểu tượng con người quy tụ dưới Thánh Giá, như diễn tả sự quy tụ giới trẻ của 10 Giáo phận trong Giáo Tỉnh Hà Nội.Tại Trung Tâm Văn Hoá Kinh Bắc, nơi sẽ diễn ra Đại Hội, mọi chuẩn bị dường như đã hoàn tất. Lễ đài rộng với nền phông là Nhà văn hoá Kinh Bắc, được trang trí biểu tượng Chúa Giêsu cùng chủ đề “Thày gọi anh em là bạn”, chiếc cờ hội tung bay trên nền trời xanh. Hai bên lễ đài, mười chiếc phướn nhiều màu ghi tên các Giáo phận, góp phần làm cho không gian thêm rực rỡ. Để có Lễ đài đẹp, rộng, đủ phương tiện và nội dung lễ hội ý nghĩa, chất lượng như hôm nay, tất nhiên là do công sức của cả một hàng ngũ vô số những con người đã âm thầm chuẩn bị trong suốt hơn một năm trời.Sức sống, tình hiệp nhất của cả Gia đình Giáo Phận Bắc Ninh, Giáo phận đăng cai Đại hội, được thể hiện cách cụ thể và sống động trong tình gia đình. Mỗi thành phần, từ Đức Giám Mục đến các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân trong giáo phận đều tích cực chung tay cho việc tổ chức Đại Hội. Bên cạnh đó, cũng có sự đóng góp của một số dòng tu. Cuộc hò hẹn đầuChiều nay, ngày 10 tháng 10, trên quảng trường rộng ấy, mỗi người một phận vụ, tất cả đều chăm chú trong công việc của mình: nhóm âm thanh, nhóm truyền thông, và nhất là các nhóm diễn cho các tiết mục đang ra sức ráp và chạy chương trình… Buổi tối, lúc 18.45 giờ, tại khu Quảng trường -lễ đài đã diễn ra buổi tổng dợt chương trình. Hầu như các linh mục trách nhiệm các phận vụ đều có mặt. Trên lễ đài, 530 tình nguyện viên thuộc Giáo Phận và nhóm diễn hăng say diễn tập dưới sự chỉ đạo của Cha Tổng đạo diễn Phêro Phạm Huy Hoàng, Sa-lê-diêng.Hiện diện trong buổi tổng dợt này có sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo Phận Cosma Hoàng Văn Đạt, cha Tổng Đại Diện, Cha Tổng Quản Lý của Giáo Phận. Đức Giám Mục đã tỏ lộ rằng Ngài rất vui, và vui gấp mười các bạn trẻ trong buổi tổng diễn hôm nay. Đông – Đều – Đẹp là 3 chữ mà Đức Giám Mục khen ngợi các bạn trẻ tình nguyện viên. Tiết mục Canve trên Đỉnh Sóc Sơn làm Đức Giám Mục rất hãnh diện, vì Ngài quê ở Sóc Sơn. Đổi lại với tinh thần hăng hái của các em, ngài cũng hát tặng các em ca khúc “Khen ai khéo kết cái đèn cù…” và ban phép lành trước khi ra về.Dù mới chỉ là “cuộc hẹn nháp” nhưng mọi người có mặt đều cảm nhận tình thân, tình gia đình của giáo phận.Vài nét về Giáo phận Bắc Ninh, vùng đất Kinh Bắc hẹn hò Giáo phận Bắc Ninh có diện tích 24.000 km2, trên diện tích ấy có gần 9 triệu dân cư, gồm hầu hết là người Kinh và khoảng 6 trăm ngàn người dân tộc thiểu số. Trong đó, tổng số giáo dân chưa đến 2% dân cư.Từ năm 1659, khi Toà Thánh thiết lập hai Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài thì vùng Đất Bắc Ninh đã có một số cứ điểm truyền giáo. Vào 20 năm sau, Bắc Ninh đã có 32 nhà thờ với 3.317 giáo dân. Ngày 29.05.1883 Giáo Phận Bắc, tức Bắc Ninh ngày nay được tách ra khỏi Giáo phận Đông, với Đức Cha tiên khởi Antonio Colomer Lễ. Năm 1892, nhà thờ Chính Toà được xây dựng.Giáo Phận trải qua nhiều bước phát triển với nhiều vị Giám Mục, đến ngày 7.10.2008, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã bổ nhiệm linh mục dòng Tên, Cha Cosma Hoàng Văn Đạt làm Giám mục Giáo Phận Bắc Ninh.Đến Giáo Phận Bắc Ninh, người xem còn ngỡ ngàng trước những di tích lịch sử cổ xưa như đồn Luy Lâu, rồi Long Biên là thủ phủ đô hộ trước đây của Trung Hoa tại Việt Nam. Tại đây, phía trước Trung Tâm Văn Hoá Kinh Bắc, sừng sững tượng đài của Lý Thái Tổ với chiếu dời dô trên tay, nhắc lại quyết định dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long trong sử sách. Về văn hoá, hiện nay, văn miếu Bắc Ninh còn lưu giữ 14 tấm bia đá, trong đó còn ghi danh của 683 vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và tiến sĩ của vùng văn hoá Kinh Bắc, chiếm 1/3 số tiến sĩ của cả nước.Cũng tại không gian Kinh Bắc này, đã xuất phát nhiều câu chuyện thần thoại và cổ tích xa xưa nhất như Thánh Gióng, Trương Chi và Mỵ Nương, Tấm Cám, Chử Đồng Tử – Tiên Dung, Trọng Thuỷ và Mỵ Châu…Trên vùng đất Kinh Bắc này còn có Chùa Dâu ở huyện Thuận Thành được coi là ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam; và tại đây cũng có đến thờ Sĩ Nhiếp, vị Thái thú người Trung Hoa đã truyền bá tinh thần Nho Giáo vào Việt Nam qua việc cai trị. Nhưng đối với người Kitô giáo, vùng đất Bắc Ninh càng trở nên đáng yêu, vì chính trên mảnh đất này, máu của 15 vị thánh tử đạo và “100 vị đầu mục” đã đổ xuống, minh chứng cho đức tin.Tổ chức Đại Hội Giới Trẻ lần này, Giáo Phận Bắc Ninh ước muốn đốt lên hùng khí niềm tin, niềm vui sống Tin Mừng và khơi dậy nơi người tín hữu ý thức truyền giáo. Ngày mai, đúng 11 giờ, ngày 11 tháng 11 năm 2011, sẽ khởi đầu ngày Đại HộiVề đất Kinh Bắc, mỗi người sẽ được lắng nghe làn điệu quan họ.Về đất Kinh Bắc, các bạn trẻ cảm nhận không gian sống tình bạn.Về đất Kinh Bắc, chúng ta cùng thắp sáng niềm tin trong Chúa và xây dựng một thế giới tình thương. Ở nơi đó mọi người là anh em và là bạn hữu của nhau. (Ý nghĩa logo)Xin coi thêm tin chi tiết trong trang web Giáo Phận: giadinhbacninh.com, hay giaophanbacninh.org và xem truyền hình trực tuyến từ Đại Hội.Ngọc Yến, FMAHình ảnh đêm tổng diễn:

Nguồn: giaophanbacninh.org

“THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN” (Ga 15,15)

CHƯƠNG TRÌNH DIỄN NGUYỆN CỦA ĐHGT GIÁO TỈNH HÀ NỘI LẦN THỨ IX

Sau giờ ăn tối, đúng 19 giờ các bạn trẻ lại tập trung tại sân của trung tâm văn hóa Kinh Bắc tham gia buổi diễn nguyện. Mở đầu chương trình là màn nhảy cử điệu của các linh hoạt viên với một nhạc phẩm rất sôi động. Tiếp đó là ca khúc chủ đề của Đại hội năm nay “Anh em một nhà”. Thời tiết khá ủng hộ cho buổi diễn nguyện đêm nay, tuy nhiệt độ ngoài trời đã hơi lạnh nhưng không khí trên sân chưa lúc nào hết nóng bởi sự hào hứng của các bạn trẻ đến từ khắp mọi nơi…
19h15 Lời giới thiệu của hai MC cho đêm diễn nguyện.Mở đầu đêm diễn nguyện là hoạt cảnh Can vê trên đỉnh Sóc Sơn. Sau đó là nhạc phẩm Phó Thác trình bày ca nhạc sĩ Gia Ân. Tiết mục thứ ba là màn hợp xướng mang tên Niềm Vui Phục Vụ với sự biểu diễn của giới trẻ Bùi ChuTiết mục thứ tư là của Giáo phận Phát Diệm với hoạt cảnh Thắp lên niềm hi vọng thế giới.Tiết mục thứ năm mang tên “Giêsu tình thân giữ đời” của Giáo phận Hưng Hóa.Đem đến buổi diễn nguyện hôm nay Giáo Phận Thái Bình mang đến vở chèo loại hình nghệ thuật truyền thống của Thái Bình mang tên “Tiệc cưới Cana”.Ngay sau vở chèo “Tiệc cưới Cana” là “Liên khúc tình yêu Giêsu” đến từ Giáo phận Vinh.Nối tiếp chương trình là hoạt cảnh: “Tha cho tôi” của các bạn giới trẻ đến từ Giáo phận Hải Phòng.Giáo phận Lạng Sơn đem đến đêm diễn nguyện nhạc kịch – Thắp lửa cho đời Sau Giáo phận Lạng Sơn là Giáo phận Thanh Hóa với nhạc cảnh Dấu Ấn Tiết mục cuối cùng đến từ Giáo phận Hà Nội với nhạc cảnh Bạn ở đâu trong ngôi nhà Giáo Hội?Đúng 22h là thời khắc Cầu nguyện cuối ngày: Đường Ánh Sáng – Cung nghinh Thánh Thể trong không khí linh thiêng và trang trọng hòa với tâm tình hiệp thông của hàng chục ngàn có mặt tại sân Trung tâm văn hóa Kinh Bắc – thành phố Bắc Ninh.

Hà Vân Tổng Hợp

Nguồn: giaophanbacninh.org

Thầy Gọi Anh em là bạn
Tường thuật trực tiếp cuộc cung nghinh Thánh Giá ĐHGT giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX tại Bắc Ninh

Vào đúng 14h ngày 11 tháng 11 tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc đã diễn ra cuộc rước Thánh Giá. Trong cuộc rước này với sự tham gia của khoảng hàng chục ngàn bạn trẻ đến từ 10 Giáo phận thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội để tham dự Đại Hội Giới Trẻ lần thứ IX. Với sự tham gia rất đông và đầy sôi động với các ca khúc cử điệu của các bạn trẻ thuộc giáo phận Bắc Ninh mở màn cho cuộc rước Thánh Giá. Mở đầu cho buổi chiều nay các bạn trẻ thuộc Giáo Phận Bắc Ninh đã có Vũ điệu đặc trưng của người Kinh Bắc với màn nhảy “Trống cơm” và một số các cử điệu khác, không chỉ các bạn trong nhóm cử điệu mà bao gồm tất cả các bạn trẻ tham dự, tạo ra một không khí cực kỳ sôi động trong khu vực sân khấu. Lúc 14h30 phút ca khúc chủ đề: “Anh em một nhà” của Đại Hội năm nay đã vang lên cùng với tiếng chào đón Thánh Giá của hàng chục ngàn bạn trẻ khiến sân khấu nóng hơn bao giờ hết. Ngay lúc này hàng chục ngàn đôi mắt ấy đang hướng về phía cuối khán đài để chờ đón cuộc cung nghinh Thánh Giá. Lời giới thiệu của hai MC về chủ đề của Đại hội lần này và những nét đặc trưng của vùng quê kinh bắc với làn điệu quan họ làm say đắm và day dứt người ở người về. Lời giới thiệu về Thánh Giá Chúa Giê-su với những thông điệp yêu thương vô bờ của Thiên Chúa cho loài người. Đại hội kêu gọi hãy nói với nhau bằng tình yêu bằng trái tim, bằng tình yêu thương vô bờ của Chúa Gie-su. Cây thánh Giá là cầu nối của tất cả mọi người. Thánh Giá Chúa chính là ánh sáng soi lối chỉ đường cho mỗi người chúng ta. Vào đúng 14h50 Thánh Giá đang dần tiến về Lễ đài Đi đầu đoàn Thánh Giá nến cao Tiếp đó là đoàn trống, đoàn kèn đồng của Giáo xứ Đại Lãn cùng với hàng trăm bạn trẻ đại diện đang dần tiến về Lễ đài. Đến dự với đại hội lần này có một số vị đại diện của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Đúng 15h Thánh Giá đã tiến về lễ đài trong vòng tay của tất cả các bạn trẻ. Lúc này cha Toma Phùng đang giới thiệu từng đoàn Giáo Phận đến tham dự đại hội giới trẻ. Lúc này Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã bước lên lễ đài chào đón các quý vị khách quý xa gần đến với Đại hội hôm nay và đặc biệt là sự nhiệt tình của các bạn trẻ đến từ 10 Giáo phận. Sau phần phát biểu của Đức Cha Cosma là giới thiệu sự có mặt của một số vị lãnh đạo chính quyền. 15h15 phút là nghi thức rước Thánh Giá và cờ của đại hội giới trẻ lần thứ IX. 15h20 phút nghi thức thượng cờ của Đại hội giới trẻ, sau đó là nghi thức thượng cờ ĐHGT và bài phát biểu Khai mạc ĐHGT giáo tỉnh lần thứ IX.

BTTĐHGT

Nguồn: giaophanbacninh.org

Xin mời xem hình ảnh:

THUYẾT TRÌNH TẠI Đại hội Giới trẻ Miền bắc – BẮC NINH 2011

Các bạn trẻ thân mến,

Với sáng kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II, ngày Giới trẻ Thế giới đã được tổ chức 26 lần, ở cấp giáo phận cũng như ở tầm mức quốc tế. Những Đại hội tổ chức ở tầm mức quốc tế quy tụ hàng triệu bạn trẻ xung quanh Đức Thánh Cha, vị Cha chung của Giáo Hội công giáo. Như chúng ta đã biết, Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2011 này đã được tổ chức tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 8 vừa qua. Khoảng 2 triệu bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới để tham dự biến cố đặc biệt này, trong số đó có khoảng 100 tham dự viên đến từ ViệtNam.

Theo thong lệ, mỗi dịp ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các bạn trẻ qua một Sứ điệp. Nội dung của các sứ điệp đều nhằm mời gọi các bạn trẻ sống và củng cố đức tin. Sứ điệp năm nay của Đức Thánh Cha mang chủ đề: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Trong dịp hội ngộ của các bạn trẻ miền Bắc lần thứ IX này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của Sứ điệp, để suy tư và thực thi giáo huấn của Đức Thánh Cha.

I-Một thế giới rất cần có Thiên Chúa

Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng kế vị Thánh Phê-rô, Đức Bê-nê-đi-tô XVI là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Có lẽ vì thế mà ưu tư lớn nhất của Ngài trong cương vị Giáo Hoàng là củng cố đức tin nơi các tín hữu. Ngài lo lắng trước một thế giới đang muốn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, gạt bỏ Ngài khỏi cuộc sống con người. Trong Sứ điệp nhân ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26, Đức Thánh Cha đã viết: “Có một xu hướng duy đời (laiciste) mạnh mẽ muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người và xã hội, toan tính kiến tạo một “thiên đường” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng một thế giới không có Thiên Chúa là “một hỏa ngục” trong đó, trổi vượt những ích kỷ, chia rẽ trong các gia đình, oán thù giữa cá nhân và các dân tộc, thiếu tình thương, niềm vui và hy vọng”. Ý tưởng này, chúng ta còn có thể thấy rải rác trong các giáo huấn của Đức Thánh Cha. Trong Thông điệp “Chúng ta được cứu rỗi nhờ niềm hy vọng”, Đức Thánh Cha đã quả quyết: “Một nền nhân bản vắng bóng Thiên Chúa sẽ là một nên nhân bản phi nhân” (Thông điệp Spe Salvi, số 78). Thực thế, con người thời nay đang muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ. Đây là một thảm họa cho thời đại chúng ta. Một khi không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, người ta không còn chuẩn mực đạo đức. Con người sẽ sống theo những tham vọng đam mê của mình. Một thế giới không có tôn giáo sẽ giống như một chiếc xe xuống dốc không phanh. Thế giới vắng bóng Thiên Chúa chỉ còn lại những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì mình mà quên lãng tha nhân.

Cũng theo Đức Thánh Cha, tất cả mọi cuộc khủng hoảng mà nhân loại đang chứng kiến hôm nay đều là hậu quả của cuộc khủng hoảng đức tin. Thực vậy, khi không còn xây dựng đời mình trên nền tảng đức tin, người ta không còn thực thi tình liên đới và hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn cầu. Khi không còn tin Thiên Chúa hiện hữu, người ta không cần quan tâm đến đạo đức, lương tâm, nên hậu quả là cuộc khủng hoảng luân lý thê thảm đang diễn ra trong xã hội, khiến gia đình ly tán, huynh đệ tương tàn, hận thù chồng chất, trộm cắp hoành hành nhiễu nhương bất chấp luật pháp đạo đời. Khi không tin Chúa là cha của mọi vật mọi loài, người ta cũng không muốn nhận mọi người xung quanh là anh chị em với mình, và hậu quả là những mưu mô dối trá trong tương quan giữa con người với tha nhân.

II-Đức tin, một vấn đề riêng tư?

Một trong những nguyên nhân làm cho đời sống đức tin bị mai một, đó là nhiều người coi đức tin hay tôn giáo là vấn đề riêng tư, cá nhân, không cần người khác can thiệp. Đây là một quan niệm rất nguy hiểm. Đức Thánh Cha đã viết: “Nền văn hóa hiện nay, tại một số miền trên thế giới, nhất là tại Tây Phương, có xu hướng loại trừ Thiên Chúa hoặc coi đức tin chỉ là một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng – như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình -, người ta nhận thấy một sự “che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình”.

Một khi coi đức tin là vấn đề riêng tư của mỗi người thì sẽ không còn các hội đoàn. Người ra cũng sẽ không cần những sinh hoạt đạo đức chung của một xứ đạo hay một cộng đoàn nữa. Cha mẹ cũng sẽ mất quyền nhắc nhở con cái sống đức tin và thực hành lời khuyên của Tin Mừng. Một khi đức tin bị coi là vấn đề riêng tư, không ai có quyền nhắc nhở thúc giục người khác, vì họ viện cớ tôn trọng tự do và sự chọn lựa của mọi người”.

Đức tin công giáo là sự tự do chọn lựa của mỗi người. Tuy vậy, đức tin ấy phải được tuyên xưng trong Giáo Hội, với Giáo Hội và như Giáo Hội dạy. Trong kinh tin kính, mặc dù chúng ta tuyên xưng với đại từ ở ngôi thứ nhất số ít: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng”, thì chúng ta không tuyên xưng đức tin một cách đơn lẻ, nhưng mỗi tín hữu đều hợp với cả Giáo Hội để tuyên xưng đức tin của mình. Bởi lẽ đồng thời với việc tuyên xưng đức tin nơi Thiên Chúa, người tín hữu cũng tuyên xưng đức tin vào Giáo Hội. Chính trong Giáo Hội và với Giáo Hội mà họ có một đức tin tinh tuyền, không sai lầm.

Đức tin vừa mang tính riêng tư (tôi tin) vừa mang tính cộng đồng (chúng tôi tin). Một đức tin trọn vẹn phải hàm chứa hai đặc tính đó. Khi tuyên xưng đức tin một cách riêng tư, tôi muốn khẳng định tôi hoàn toàn tự do chấp nhận và hiểu điểu tôi tin. Đức tin của tôi không phải là thái độ xu thời theo phong trào hoặc để hài lòng người khác. Khi tuyên xưng đức tin cùng với cộng đoàn Giáo Hội, tôi chấp nhận Giáo Hội là người quản lý kho tàng đức tin và có quyền giải thích đức tin theo như ý của Chúa. Đức Thánh Cha đã lên tiếng báo động một hiện tượng của xã hội hôm nay là nhiều người chủ trương xếp hạng đức tin vào số những hành vi thuần thúy cá nhân. Nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có chủ trương đó. Khi cha mẹ nhắc nhở đi lễ, lĩnh nhận các bí tích, nhiều bạn trẻ đã kiếm cớ thoái thác và trả lời: “đây là việc riêng tư của mỗi người, cha mẹ cứ lo phần của cha mẹ, còn chúng con sẽ lo phần của chúng con”. Khá nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có lý luận theo cách này. Cũng vậy, nhiều bạn trẻ cho rằng bây giờ chưa phải là lúc tham gia những thực hành đạo đức mà chờ sau này về già mới lo giữ đạo. Đây là một quan niệm lệch lạc và nguy hiểm về đức tin. Thực thế, thời gian và cuộc sống lại không chờ cho đến lúc chúng ta về già. Những gì đang xảy đến xung quanh chúng ta lại đòi hỏi chúng ta cần có ơn khôn ngoan để xử sự đúng mức, với tư cách là một người tín hữu. Lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta hãy nghiêm túc suy nghĩ về quan niệm cũng như cách thực hành đức tin của mình: Phải chăng tôi giữ đạo chỉ vì nể cha mẹ. Phải chăng tôi tránh né những vấn đề liên quan đến những thực hành đạo đức, vì cho rằng đây là tự do cá nhân của mỗi người? Hy vọng chúng ta, sau khi dự Đại Hội này sẽ trưởng thành hơn trong đức tin, thiện chí sống đức tin của mình trong mọi môi trường của cuộc sống.

III-Đức tin và việc làm

Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã nhiều làm lên án những người Biệt phái. Người gọi họ là những kẻ giả hình vì họ nói mà không làm. Thánh Gia-cô-bê cũng khẳng định đức tin và việc làm phải đi đôi với nhau, vì “đức tin không có việc làm sẽ là một đức tin chết. Đức tin không việc làm sẽ giống như những tiếng thanh la não bạt vang dội, như những chiếc thùng rỗng kêu to mà không đem lại giá trị gì. Một khi có đức tin vững mạnh, những việc chúng ta làm sẽ đem lại hiệu quả vững bền. Một khi có những việc làm chân chính, đức tin của chúng ta sẽ được củng cố. Đức tin tạo nền tảng vững chắc cho hành động và hành động tốt chính hoa trái của đức tin. Đức Thánh Cha viết trong Sứ điệp: “Được xây dựng trên Chúa Kitô, nghĩa là đáp lại một cách cụ thể tiếng gọi của Thiên Chúa, bằng cách đặt niềm tín thác của chúng ta nơi Ngài và mang Lời Ngài ra thực hành. Chính Chúa Giêsu đã cảnh giác các môn đệ: “Tại sao các con gọi Thầy ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa!’ mà lại không làm điều Thầy nói?” (Lc 6,46).

Trong Giáo Hội miền Bắc của chúng ta, do ảnh hưởng một nền giáo dục không có tôn giáo, và do quá thiếu linh mục, nên đức tin của chúng ta chỉ dừng lại như một lý thuyết hoặc như một thói quen. Nhiều người có đạo vẫn sốt sắng tham gia các hội đoàn, vẫn lĩnh nhận các bí tích thường xuyên, nhưng lối sống của họ trong cuộc đời lại không ăn nhập gì với đức tin mà họ tuyên xưng, Chính vì thế mà đức tin và việc làm nơi họ là hai vấn đề tách biệt, không có liên quan với nhau. Có những bạn trẻ vẫn tham gia ca đoàn hay các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ, nhưng đồng thời cũng tham gia băng đảng, nghiện ngập, trộm cắp. Một số tín hữu vẫn tuyên xưng mình là người công giáo nhưng vẫn đua theo thói đời như ly dị, phá thai, sống giả dối và bất công.

Tại các nước Âu Mỹ, men Tin Mừng thấm nhập nơi cuộc sống của con người. Có thể họ ít đến nhà thờ hơn chúng ta, nhưng họ tôn trọng công ích, bảo vệ môi trường, giữ đức công bằng và sống theo một lương tâm ngay chính. Khi thực hành một lối sống như vậy, họ gắn liền đức tin với hành động, làm cho cả hai khía cạnh trở nên một thực tại duy nhất. Khi biết kết hợp giữa đức tin và việc làm, đức tin sẽ được minh chứng qua hành động, hành động sẽ được soi sáng bởi đức tin.

IV-Bạn trẻ và sứ vụ truyền giáo trong Giáo Hội

Trong Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa, các Giám mục Việt Nam thể hiện tâm tình ưu ái đặc biệt đối với các bạn trẻ công giáo Việt Nam. Các ngài mời gọi họ cộng tác trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Quả thực, loan báo Tin Mừng là trách nhiệm của tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. Thư chung đã trích dẫn ý tưởng của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong Tông huấn “Ki-tô hữu giáo dân, ở số 46”: “Giáo Hội tại ViệtNamý thức rằng người trẻ không chỉ là tương lai nhưng còn là chính hiện tại của Giáo Hội. Do đó, mục vụ giới trẻ vừa phải nhìn người trẻ như đối tượng cần được chăm sóc vừa phải xem họ như những chủ thể, sứ giả loan báo Tin Mừng, đặc biệt trong môi trường của giới trẻ” (Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa của HĐGM Việt Nam, số 44). Như thế, các bạn trẻ được tin tưởng mời gọi tham gia sứ vụ đặc biệt này của Giáo Hội. Đây là sứ vụ mà Đức Ki-tô đã trao phó cho các môn đệ trước khi Người về trời.

Để tham gia vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, trước hết bạn trẻ phải truyền giáo cho chính mình, tức là sống đức tin. Thực thế, một khi đức tin của chúng ta vững vàng và trưởng thành, chúng ta mới có thể giúp người khác sống đức tin. Một cách cụ thể, bạn trẻ phải chuyên cần học hỏi giáo lý, tham dự thánh lễ chúa nhật và lễ trọng, năng lĩnh nhận các bí tích và tham gia các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ hay cộng đoàn mình đang sống.

Để truyền giáo cho người khác, bạn trẻ cũng cần có một lương tâm ngay thẳng và một cuộc sống lương thiện. Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã để lại cho chúng ta một phương châm thực hành: “Người thời nay sẵn sàng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là nhân chứng” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41). Quả thực, những việc làm cụ thể thì có sức thuyết phục người khác và dẫn đưa họ về với Chúa hơn là những bài giảng hùng hồn nhưng lại thiếu thực hành. Khi có một lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tôn trọng công ích, tôn trọng và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống của mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Nhờ lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tiêu diệt sự gian dối, ích kỷ, đem lại cho cuộc đời sự thanh bình và bác ái theo tinh thần của Tin Mừng Đức Giê-su đã dạy.

Thưa các bạn,Trên đây là một vài suy tư về Sứ điệp của Đức Thánh Cha. Ước mong những chia sẻ này giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, nhờ đó chúng ta có thêm nghị lực và tình yêu nơi cuộc sống hiện tại, cùng nhau xây đắp nền văn mình tình thương và sự sống. Mến chúc các bạn luôn bình an, thánh đức để đem sức trẻ xây dựng một cuộc sống an vui, là hình ảnh của Nước trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Xin Chúa đồng hành cùng các bạn trong mọi nẻo đường của cuộc sống. Cám ơn các bạn đã đọc những dòng suy tư này.

+Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Hải Phòng

Nguồn: giaophanbacninh.org

Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX tại Bắc Ninh

Bài nói chuyện với giới trẻ, chủ đề: TÌNH BẠN


Các bạn trẻ thân mến,
Chào các bạn đến từ khắp nơi trong 10 giáo phận của giáo tỉnh Hà Nội. Chúng ta đang đứng giữa trời đất Quan Họ, nơi mà một nhạc sĩ đã diễn tả là ‘một làn nắng cũng mang điệu dân ca’. Trước hết mời các bạn cùng nhau hát lên tình bạn của chúng ta qua bài Trống Cơm: Tình bằng có cái trống cơm…

Thú thật với các bạn tôi sinh ra trong giáo phận Bắc Ninh, nhưng cho đến ngày về Bắc Ninh năm 2008, chỉ hiểu biết rất sơ sài về văn hóa Quan Họ. Tôi đã phải học và hỏi nhiều người, nhiều nơi. Tôi đã đọc một số tác phẩm về Quan Họ Bắc Ninh. Đặc biệt tôi đọc gần 300 bài Quan Họ cổ. Và như thế, tôi đã phát hiện ra một di sản văn hóa của nhân loại ngay trên mảnh đất mình sống. Thực sự tôi đã ngỡ ngàng về cái hay cái đẹp trên đất Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam.

Chúng ta thường nghĩ đến Quan Họ như những bài dân ca mượt mà, thắm thiết. Thật ra có cả một không gian văn hóa Quan Họ mà các bài dân ca là những diễn tả xuất phát từ trái tim người Quan Họ. Qua các bài hát Quan Họ cổ, tôi thấy trọng tâm là tình bạn. Hai Bọn Quan Họ, một nam một nữ từ hai làng kết nghĩa với nhau. Họ coi nhau như anh chị em ruột thịt, gọi nhau là liền anh, liền chị. Vì thế họ không kết hôn với nhau, chỉ sống với nhau bằng tình bạn. Cha mẹ của hai bọn coi tất cả bạn Quan Họ của con mình là con cái trong gia đình. Đã có vô số những bọn Quan Họ kết nghĩa như vậy. Họ đến với nhau, ca hát với nhau, chỉ để diễn tả tình bạn thâm sâu và trong sáng. Họ đón tiếp nhau trong trang phục đẹp, lịch sự. Họ chào đón nhau bằng tất cả trái tim chân thành. Rồi họ hát với nhau, theo kiểu đối đáp. Họ thường hát với nhau trọn một ngày, đôi khi mấy ngày liền, chỉ hát cho nhau nghe, không có khán giả, không có trình diễn. Như nhà thơ Nguyễn Khuyến nói: “Bác đến chơi đây ta với ta”, nghĩa là chỉ có tình bạn.

Văn hóa Quan Họ đã có từ hơn ngàn năm. Đó là nơi những người nông dân chân lấm tay bùn bán mặt cho đất bán lưng cho trời: chính họ là tác giả. Đó là nơi diễn ra nhiều trận chiến, vì sát cạnh kinh đô Thăng Long. Dù vậy, trong Quan Họ, không có bóng dáng của sự vất vả, than vãn, tranh cãi, súng đạn, thù hận. Tất cả những gì là tính toán, giành giật, thô lỗ, hơn thua đều hoàn toàn xa lạ với văn hóa Quan Họ. Lời ca trong các bài Quan Họ. Người ta xưng hô với nhau là người, tôi, hay em. Chứa đựng trong những lời hát dung dị như thi vị là những tình cảm chân thành. Các liền anh liền chị Quan Họ quý mến nhau, tôn trọng nhau, nói với nhau bằng những từ ngữ tao nhã, ý nhị. Không có đổi chác, lọc lừa, nhờ vả, chỉ có tình bạn, một tình bạn vượt trên mọi cái nhỏ nhen, vượt qua mọi thứ rào cản của xã hội, để sống với nhau bằng trái tim với trái tim. Chúng ta có thể nghi ngờ là một cái nhìn như vậy hình như ngây thơ trước bao sóng gió của cuộc sống nhiều bon chen. Nhưng nói cho cùng có lẽ đó là mơ ước của mọi người, nhất là các bạn trẻ. Chính cái nhìn lạc quan ấy làm cho cuộc sống vốn nhiều gian nan có được những bông hoa tô điểm để mọi người thấy mặt đất này là một sân chơi của tình bạn và mở ra một hướng tiến cho những người cảm thấy mình ‘đầu thai lầm thế kỷ’.

Trong Thánh Kinh, có một tình bạn thật đẹp giữa Gionathan và Đavít, giữa một hoàng tử và một chú bé chăn cừu. Khi vua cha là Saulê muốn giết Đavít, chính Gionathan đã dẫn đường cho Đavít trốn thoát. Khi Gionathan chết, Đavít đã khóc: “Gionathan, anh hỡi, lòng tôi se lại vì anh… Tình anh đối với tôi thật diệu kỳ hơn cả tình nhi nữ” (2 Sm 1,27). Một tình bạn không ranh giới, không tính toán thiệt hơn. Trong văn học dân gian Việt Nam có một tình bạn cũng thật đẹp giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Trong tình bạn này, vai trò của Châu Long thật là tuyệt: trung thành với chồng và cũng vì hết lòng với chồng, lại hết lòng giúp bạn của chồng thi đỗ để làm quan. Một tình bạn không muốn bạn thua kém mình, nhưng cả hai cùng thành đạt.

Hai tình bạn trên đây có thể nói là rất Quan Họ. Ước gì chúng ta cũng biết sống với nhau Quan Họ như vậy, và giúp mọi người sống văn hóa Quan Họ, để mọi ngày chúng ta có những tình bạn trong sáng, thủy chung, nâng con người lên những tầm cao của cuộc nhân sinh. Trong tâm tình ấy, chúng ta cùng nhau hát lên tình bạn Chúa Giêsu đối với chúng ta và xin cho tình bạn ấy được mở rộng đến với mọi người.
Hãy nắm nắm tay nhau…

+Cosma Hoàng Văn Đạt SJ

Giám mục Bắc Ninh

Nguồn: giaophanbacninh.org

Một số hình ảnh tại ĐHGT giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, Giáo phận Bắc Ninh, ngày 11-12 tháng 11 năm 2011. Hãy Click chuột vào ảnh đại diện bên dưới để xem tiếp.

____________
Đón tiếp đại biểu ……………….Cung nghinh Thánh giá ….Giờ canh thức và cầu nguyệnCác Đức GM gặp gỡ GT

____________
Khai mạc ĐHGT …………………..Đêm diễn nguyện ………………..Thánh lễ ĐHGT …………Trao TG cho GP Lạng Sơn

Trả lời